Thời kì chiến tranh liên miên Ramesses III

Trong thời kì cai trị dài của mình ở giữa sự hỗn loạn chính trị thời kì Hy Lạp đen tối, Ai Cập bị bao vây bởi quân xâm lược nước ngoài (bao gồm cả dân tộc miền biển và người Lybian) và cái giá phải trả là những khó khăn về kinh tế cũng như những xung đột nội bộ khiến cho vương triều thứ 20 bị sụp đổ.Trong 8 năm của vương triều mình,những dân tộc từ biển như Peleset, Denyen, Shardana, Weshwesh của biển, và Tjekker, xâm lược Ai Cập từ cả trên bộ và biển.Ramses III đã chiến thắng họ trong 2 trận đánh lớn trên đất liền và trên biển. Mặc dù người Ai cập có tiếng là những thủy thủ kém nhưng họ đã chiến đấu ngoan cường.Ramses đã xếp trên bờ hàng loạt các cung thủ, những người đã liên tục bắn tên vào các tàu địch khi họ đã cố gắng tiếp cận bờ sông Nile. Sau đó, hải quân Ai Cập đã tấn công bằng cách dùng móc để tiếp cận tàu địch. Và trong cuộc hỗn chiến tàn bạo mà xảy ra sau đó, các dân tộc miền biển đã hoàn toàn bị đánh bại. Tờ giấy Papyrus Harris ghi lại:

Còn đối với những kẻ đặt chân đến biên giới của ta, chúng không thể gieo rắc hạt giống của mình, trái tim của chúng và linh hồn của chúng đã kết thúc mãi mãi. Còn đối với những kẻ nối đuôi nhau tới từ biển cả, thì biển lửa ở trước mặt chúng ngay cửa sông Nile, trong khi một chiến lũy bằng giáo bao quanh chúng trên bờ, bị đánh gục trên bãi biển, bị tàn sát, và chất thành đống từ đầu đến đuôi.[2]

Ramesses III tuyên bố rằng ông đã chinh phục các dân tộc miền biển này và định cư họ ở miền nam Canaan, mặc dù không có bằng chứng rõ ràng cho điều này; Chắc chắn vị pharaon đã không thể ngăn cản việc họ dần dần chuyển tới Canaan, và ông đã tuyên bố rằng đó là ý tưởng của ông khi để cho họ cư trú ở vùng lãnh thổ này. Sự hiện diện của họ ở Canaan có thể đã góp phần vào sự hình thành các quốc gia mới trong khu vực này như Philistia sau khi đế chế Ai Cập sụp đổ ở châu Á. Ramesses III cũng phải chiến đấu chống lại các cuộc xâm lược từ những bộ lạc Libya trong hai chiến dịch lớn ở phía Tây đồng bằng châu thổ của Ai Cập vào năm cai trị thứ 6 và 11 tương ứng.[3]